Sự tội lỗi tức là sự trái luật pháp

2239Views
Nội dung

Quê hương chúng ta, Nước Thiên Đàng, là nơi hạnh phúc tràn đầy mãi mãi. Các vị từng hưởng vinh hiển trên Nước Thiên Đàng không lạnh cũng không nóng, cũng không có đau đớn, nhưng giờ phải chịu khổ cực vì đã phạm tội và xuống trái đất này. Trái đất này là thành ẩn náu, nơi những tội nhân phải ăn năn nên có nhiều việc khó nhọc. Khi không có tội lỗi thì mới hạnh phúc và không còn thống khổ hay buồn rầu.

Nước Thiên Đàng là nơi chỉ những người không có tội lỗi mới được đi vào. Tội lỗi là “sự trái luật pháp”, và những người phạm tội là thuộc về ma quỉ và không thể được cứu rỗi (I Gi 3:3-10). Đức Chúa Trời, Đấng không có tội, đã đích thân đến trái đất này, không ngần ngại nỗi đau đớn bị đóng đinh trên thập tự giá, hy sinh với tư cách là chiên Lễ Vượt Qua và giải phóng chúng ta khỏi tội lỗi bởi huyết báu của chính Ngài. Và để tìm lại lẽ thật đã bị ma quỉ chiếm lấy và ban cho chúng ta sự cứu rỗi, Ngài mặc áo xác thịt thể như gai nhọn một lần nữa. Chúng ta phải nhận biết tình yêu thương của Cha, Đấng đã đến để xóa bỏ tội lỗi, bởi đó dẫn dắt các tội nhân phải đi vào hồ lửa địa ngục được lên Nước Thiên Đàng.

Chúng ta, những người đã nhận sự tha tội bởi Lễ Vượt Qua giao ước mới, phải cẩn thận để không bị mê hoặc và phạm tội thêm nữa (II Phi 3:17). Những kẻ làm trái luật pháp thì lừa dối rằng “Phạm tội vừa phải vẫn đi vào Nước Thiên Đàng được”, song Đức Chúa Trời phán rằng “Chớ làm tôi hai chủ”. Lời này có nghĩa rằng hoặc là đứng về phía ma quỉ, hoặc là không phạm tội và thuộc về Đức Chúa Trời. Giống như bị dính một chút bụi bẩn hay bị dính nhiều, thì sự bị dính bẩn là như nhau, nên chúng ta phải tránh phạm tội dù là tội lớn hay nhỏ. Nếu để lại tội lỗi, tội lỗi ấy sẽ lớn dần và khiến phạm tội lớn hơn nữa. Những kẻ làm trái luật pháp không thể đi vào Nước Thiên Đàng (Ma 7:21-23). Có thể nói rằng không giữ điều răn của Đức Chúa Trời là sự trái luật pháp, và không làm theo ý muốn trong lời của Đức Chúa Trời cũng là sự trái luật pháp.

Là tội nhân thì không thể quản trị tội lỗi của chính mình. Phaolô cũng bị đau đớn bởi tội lỗi khi còn theo giáo Giuđa. Dù ông cố gắng sống theo lời, nhưng tội lỗi cứ bộc lộ ra khiến ông trở nên tham lam, kiêu ngạo và ghen ghét anh em mình… Giống như vậy, chúng ta đã sống trong tội lỗi, nhưng khi gặp Đấng Christ, chúng ta được giải phóng khỏi tội lỗi và tìm thấy niềm vui (Rô 7:14-8:2).

Vì đã nhận sự tha tội thông qua Lễ Vượt Qua, là luật pháp của Thánh Linh sự sống, nên chúng ta phải biến hóa từ sự chăm về xác thịt thành chăm về Thánh Linh và trưởng thành. Sự chăm về xác thịt nghịch với Đức Chúa Trời và khiến chúng ta phạm tội. Sự phạm tội là chứng cớ rằng sự chăm về xác thịt đang hoạt động trong chúng ta, còn sự không phạm tội là chứng cớ rằng luật pháp của Thánh Linh đang hoạt động trong chúng ta. Luật pháp của Thánh Linh phải luôn làm việc trong chúng ta. Nếu không biết giá trị của Nước Thiên Đàng và không tin Đức Chúa Trời là Đấng xóa tội lỗi cho và dẫn về Nước Thiên Đàng, chúng ta không thể làm đẹp lòng Đức Chúa Trời và không thể không phạm tội (Rô 8:5-9, Hê 11:6).

Giờ đây trên thế gian có quá nhiều hoàn cảnh khiến phạm tội giống như thời Sôđôm và Gômôrơ. Hãy gắng sức để đừng phạm tội và hãy cầu nguyện nhiều. Bởi cầu nguyện là thời gian đối thoại với Đức Chúa Trời nên ma quỉ sẽ chạy trốn thật xa khi chúng ta cầu nguyện. Nếu xao nhãng trong việc dò xem lời thì tội lỗi cứ sinh sôi, còn nếu lời đi vào trong chúng ta, ma quỉ sẽ tự khắc rút lui. Để không bị lôi kéo vào sự mê hoặc của ma quỉ, chúng ta phải mặc áo giáp toàn thân bởi lời và địch lại các thần dữ bởi gươm lời (Êph 6:10-20). Đừng chỉ dừng lại ở việc nghe lời mà phải rao truyền những lời đã nghe. Đặc biệt, Satan rất sợ Lễ Vượt Qua bởi đó là vũ khí cứu sống các linh hồn. Khi rao truyền lời giao ước mới, đức tin chúng ta không bị lung lay và chúng ta bắt đầu suy nghĩ công bình như Lót rằng “Làm thế nào để họ không phạm tội và được đi vào Nước Thiên Đàng?”. Việc không chịu đựng nổi bởi muốn cứu sống họ là chứng cớ rằng luật pháp của Thánh Linh đang sống trong chúng ta.

Kinh Thánh chép rằng vào ngày sự phán xét công bình của Đức Chúa Trời hiện ra, những kẻ phạm tội sẽ bị trừng phạt, còn những người sống theo lời của Đức Chúa Trời sẽ được biến hóa thành thể thiêng liêng và được cất lên Nước Thiên Đàng (Ápđia 1:15-17, Mal 4:1-3, Ma 24:37-44). Hãy gắng sức để có thể đi vào Nước Thiên Đàng vinh hiển, vương quốc của tự do đẹp đẽ và quảng đại. Lao khổ trên đất này chẳng đáng so sánh với vinh hiển trên trời (Rô 11:33, 8:16-18). Hỡi các vị yêu dấu, chớ phạm tội trên thế gian mà đã trở nên giống như Sôđôm và Gômôrơ, nhưng nhất định hãy đi vào Nước Thiên Đàng vĩnh cửu, nơi không có buồn rầu hay đau đớn nữa.