Cái lưỡi là một quan thể nhỏ

3337Views
Nội dung

Giống như có thể điều khiển con tàu lớn vượt biển chỉ bằng một bánh lái rất nhỏ, lưỡi của chúng ta dù là quan thể nhỏ nhưng khi được sử dụng thì sẽ làm được những việc lớn (Giacơ 3:2-6). Lưỡi có thể cứu người và cũng có thể giết người. Sử dụng lưỡi sai một lần có thể dẫn đến sự hủy hoại, và nếu sử dụng tốt thì có thể được phồn vinh. Sức mạnh của lưỡi lớn đến mức ấy. Nếu dùng lưỡi vào việc tốt thì không còn gì tốt bằng. Tuy nhiên, nếu dùng lưỡi vào việc xấu thì có thể xem như bất hạnh. Người có lưỡi cứng gây ra bất hòa. Người ta thích ăn đồ mềm mại, lời nói cũng giống như vậy.

Chúng ta đã nhận lãnh sự sống đời đời thông qua lời phán ân huệ của Đức Chúa Trời. Chúng ta phải sử dụng lưỡi vào những việc tốt và sử dụng vì Đức Chúa Trời, Đấng đã ban lưỡi cho chúng ta. Trong Sáng Thế Ký, con rắn đã dùng lưỡi để nói dối ngay từ khi sáng thế (Sáng Thế Ký 2:16-17, 3:1-6). Bị cám dỗ bởi lưỡi dối trá cũng là tội lỗi. Phải tin và coi trọng lời của Đức Chúa Trời, nhưng khi bị cám dỗ, những lời biện minh cho bản thân nghe có vẻ hay hơn lời của Đức Chúa Trời. Nếu bị cám dỗ một cách ngọt ngào, thì ngay cả những việc xấu cũng có vẻ tốt và khiến quên mất lời của Đức Chúa Trời, nên chúng ta phải cẩn thận.

Bắt đầu bất bình bất mãn thì có nghĩa là đã nhận thiệp mời của ma quỉ rồi. Nghe những câu chuyện lằm bằm và bất mãn thì sẽ đánh mất lòng cảm tạ Đức Chúa Trời (I Côrinhtô 10:9-12). Một lời nói xen lẫn sự bất bình bất mãn cũng có thể khiến người nhà bên cạnh, thậm chí toàn bộ các người nhà mang lấy sự bất bình bất mãn. Không nghe lời của Đức Chúa Trời, mà đi theo cái lưỡi lằm bằm là không được.

Các con trai con gái của Đức Chúa Trời đừng nói lời khiến đối phương bị cám dỗ, mà hãy nói những lời ân huệ (Êphêsô 4:29). Khi các vị nói lời cảm tạ Đức Chúa Trời, là Đấng ban sự cứu rỗi, thì các người nhà chúng ta sẽ trông tốt đẹp và lẽ thật của chúng ta sẽ trông tốt đẹp. “Các người nhà chúng ta không có tham vọng, lại dốc hết nhiệt tình như thế để cứu rỗi dù chỉ một linh hồn. Thật giống như các thiên sứ vậy!” “Vì được đi vào vương quốc trên trời không có lo lắng nên chúng ta hạnh phúc biết bao!” Thật tốt khi luôn nói chuyện như thế này. Như thế, các vị sẽ suy nghĩ nhiều rằng “Tôi thật sự rất hạnh phúc”. Đây là chiếc lưỡi mềm.

Thay vì nói lời thô lỗ, chúng ta hãy luôn nói lời êm nhẹ, lời khiến đối phương được ân huệ và vui mừng khi nghe đến (Châm Ngôn 15:1-2). Ngay cả trong gia đình, việc cãi vã giữa vợ chồng và cãi cọ với các con cái thảy đều bắt nguồn từ lời nói. Trong đời sống xã hội và sinh hoạt Hội Thánh cũng vậy, nói lời êm nhẹ và ân huệ khiến đối phương nguôi giận mới là tình yêu thương. Ở nơi trao nhau những lời đẹp đẽ thì tiếng cười nở rộ. Nói lời tốt đẹp chẳng phải sẽ mang lại hạnh phúc sao?

Từ giờ lưỡi của chúng ta phải kiếm tìm Đức Chúa Trời, trông ngóng Đức Chúa Trời và dâng cầu nguyện ăn năn lên Đức Chúa Trời (Rôma 14:11). Người thâu thuế đã cầu nguyện ăn năn, còn người Pharisi thì khoe khoang về bản thân (Luca 18:10-14). Có một lưỡi cầu nguyện không được cứu rỗi, còn một lưỡi cầu nguyện khiến Đức Chúa Trời rất đẹp lòng. Đức Chúa Trời đã nhậm lời cầu nguyện khiêm nhường, lưỡi khiêm nhường của người thâu thuế rằng “Tôi là kẻ có tội”. Thời gian dâng cảm tạ lên Đức Chúa Trời, cầu khẩn lên Đức Chúa Trời và cầu nguyện ăn năn lên Đức Chúa Trời là khoảng thời gian chúng ta dùng lưỡi một cách đẹp đẽ nhất.

Đức Chúa Trời hứa rằng những người yêu mến Đức Chúa Trời và vâng giữ lời Ngài thì Ngài sẽ ban cho cơ nghiệp Nước Thiên Đàng đẹp đẽ mà mắt chưa thấy, tai chưa nghe và lòng người chưa nghĩ đến (Giăng 14:23-24, I Côrinhtô 2:9). Vì đã được cứu rỗi nên lưỡi chúng ta phải luôn vui mừng. Vì Đức Chúa Trời đã ban cho các vị sự cứu rỗi và hầu cho đi vào Nước Thiên Đàng, mong các vị hãy cầu nguyện không thôi, cảm tạ trong mọi sự, dâng nhiều vinh hiển lên Cha An Xang Hồng và kết thật nhiều trái lúa mì.