“Mẹ Giêrusalem” trong Kinh Thánh sách Galati 4:26 là ai?

15392Views

Giêrusalem là nơi mà bước chân của những người hành hương từ khắp nơi trên thế giới đổ về hàng năm. Đối với những Cơ Đốc nhân, đó là hiện trường của lịch sử Tin Lành, nơi còn lưu lại dấu chân của Đức Chúa Jêsus; đối với người Do Thái, đó là “miền đất hứa”, nơi đền thờ tọa lạc; và đối với người Hồi giáo, đó được coi là thánh địa. Trong Kinh Thánh, Giêrusalem cũng được ghi chép là nơi thánh được chọn để đặt danh của Đức Chúa Trời (I Các Vua 11:36). Song có một đề cập khá đặc biệt về Giêrusalem trong sách Galati của Kinh Thánh Tân Ước.

“Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao là tự do, và ấy là Mẹ chúng ta.” Galati 4:26

Giêrusalem ở trên cao, tức ở trên trời, chỉ ra “Mẹ chúng ta”. Tại sao sứ đồ Phaolô đã gọi Giêrusalem trên trời là mẹ của các thánh đồ? Chúng ta hãy dò xem Mẹ Giêrusalem mà Kinh Thánh làm chứng là ai.

Giêrusalem, nơi của sự cứu rỗi

Trong Kinh Thánh, Giêrusalem xuất hiện như một nơi có liên quan mật thiết đến sự cứu rỗi linh hồn. Các đấng tiên tri Cựu Ước đã tiên tri rằng trong tương lai, các dân tộc sẽ đến Giêrusalem và được nhận sự yên ủi chân thật về phần linh hồn, và nước sự sống ra từ Giêrusalem sẽ chảy tràn ra khắp thế gian.

“Hãy dấy lên, và sáng lòe ra! Vì sự sáng ngươi đã đến, và vinh quang Ðức Giêhôva đã mọc lên trên ngươi… Các dân tộc sẽ đến nơi sự sáng ngươi, các vua sẽ đến nơi sự chói sáng đã mọc lên trên ngươi. Hãy ngước mắt lên xung quanh ngươi, và nhìn xem: họ nhóm lại hết thảy, và đến cùng ngươi. Con trai ngươi đến từ xa, con gái ngươi sẽ được bồng ẵm trong cánh tay.” Êsai 60:1-4

“Các ngươi là kẻ yêu Giêrusalem… ấy là tại trong Giêrusalem mà các ngươi sẽ được yên ủi…” Êsai 66:10-14

“Xảy ra trong ngày đó, nước sống sẽ ra từ Giêrusalem, phân nửa chảy về biển đông, phân nửa chảy về biển tây, trong mùa hạ và mùa đông đều có.” Xachari 14:8

Nhiều người tìm đến Giêrusalem ở khu vực Palestine với hy vọng nhận được sự yên ủi phần linh hồn và phước lành của nước sự sống giống như đã được tiên tri trong Kinh Thánh. Song thật đáng tiếc, Giêrusalem thực tế ngày nay lại là hình ảnh khác xa với hòa bình và sự cứu rỗi. Thật khó để nói một thành phố không ngừng tranh chấp về các vấn đề như chính trị, tôn giáo, là nơi của sự cứu rỗi được nhắc đến trong Kinh Thánh. Vậy, Kinh Thánh nói “Giêrusalem” là nơi của sự cứu rỗi có nghĩa là gì đây?

Thực thể của Giêrusalem là Đức Chúa Trời Mẹ

Trên thực tế, trong lời tiên tri của Êsai và Xachari, Giêrusalem chỉ ra Giêrusalem trên trời chứ không phải Giêrusalem dưới đất này. Giêrusalem trên trời có nghĩa là đô thành của Đức Chúa Trời ở trên trời, nhưng cũng có ý nghĩa khác nữa.

“Nhưng thành Giêrusalem ở trên cao (trên trời) là tự do, và ấy là mẹ chúng ta… Hỡi anh em, về phần chúng ta, chúng ta cũng như Ysác, là con của lời hứa.” Galati 4:26-28

Sứ đồ Phaolô nói rằng Giêrusalem trên trời là “mẹ” của các thánh đồ sẽ được cứu rỗi. Giêrusalem biểu tượng cho Mẹ phần linh hồn, tức là Đức Chúa Trời Mẹ. Hơn nữa, Phaolô còn gọi những thánh đồ tin vào Mẹ Giêrusalem là “con của lời hứa”. Lời hứa của Đức Chúa Trời là sự sống đời đời (I Giăng 2:25). Đối với các thánh đồ sẽ nhận phước lành sự sống đời đời, không chỉ có Cha phần linh hồn (Mathiơ 6:9), mà còn có Mẹ phần linh hồn nữa. Hãy cùng tìm hiểu thêm về sự tồn tại của Đức Chúa Trời Mẹ – thực thể của Giêrusalem.

“Đức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta… Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” Sáng Thế Ký 1:26-27

Đây là cảnh Đức Chúa Trời dựng nên trời đất và dựng nên loài người vào lúc ban đầu. Ở đây, Đức Chúa Trời đã biểu hiện bản thân Ngài theo dạng số nhiều là “Chúng Ta” chứ không phải theo dạng số ít là “Ta”. Và Đức Chúa Trời dựng nên loài người theo hình của Đức Chúa Trời, rồi người nam cùng người nữ đã được dựng nên. Điều này có nghĩa là trong hình của Đức Chúa Trời cũng có hình nam và hình nữ. Cho đến nay, những người tin vào Đức Chúa Trời đã tưởng rằng chỉ có Đức Chúa Trời mang hình nam tồn tại và gọi Đức Chúa Trời là “Cha”. Tuy nhiên, xem Kinh Thánh thì biết được rõ ràng rằng không chỉ tồn tại Đức Chúa Trời mang hình nam, mà còn có “Mẹ”, là Đức Chúa Trời mang hình nữ.

Mẹ Giêrusalem, Đấng ban sự sống đời đời

Như thế này, thực thể của Giêrusalem được biểu hiện trong Kinh Thánh là nơi của sự cứu rỗi, chính là Đức Chúa Trời Mẹ. Vậy, mối liên hệ cụ thể giữa sự cứu rỗi và Đức Chúa Trời Mẹ là gì?

Khi Đức Chúa Trời dựng nên muôn vật, Ngài dựng nên theo ý muốn Ngài và hầu cho chúng ta có thể phát hiện ra sự tồn tại và thần tánh của Đức Chúa Trời thông qua muôn vật (Khải Huyền 4:11, Rôma 1:18-20). Hãy nghĩ về sự sống trong muôn vật mà Đức Chúa Trời đã dựng nên. Vô số loài sinh vật trên thế gian được thừa hưởng sự sống từ cha và mẹ của chúng. Đương nhiên cũng phải có cha, nhưng chính mẹ mới là người mang thai và sanh ra con cái.

Ý muốn của Đức Chúa Trời khi cho phép người mẹ tồn tại và đóng vai trò cốt lõi trong việc sanh ra sự sống là gì? Điều này cho thấy rằng giống như sự sống được ban cho thông qua mẹ, sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời đã hứa với nhân loại cũng sẽ được ban cho thông qua Mẹ phần linh hồn. Chỉ thông qua Đức Chúa Trời Mẹ, chúng ta mới có thể nhận được sự sống đời đời, tức là sự cứu rỗi. Chúng ta cũng có thể xác minh sự thật này thông qua Ađam và Êva, người được dựng nên theo ý muốn của Đức Chúa Trời. Ađam, người nam đầu tiên được dựng nên theo hình của Đức Chúa Trời, biểu tượng cho Đức Chúa Jêsus, là Đấng Christ đến trái đất này.

“Nhưng từ Ađam cho đến Môise, sự chết đã cai trị cả đến những kẻ chẳng phạm tội giống như tội của Ađam, là người làm hình bóng của Ðấng phải đến.” Rôma 5:14

Theo như Kinh Thánh dạy dỗ về Ba Vị Thánh Nhất Thể, Đức Chúa Jêsus – Đức Con và Đức Cha Giêhôva Đức Chúa Trời là một Đấng (Êsai 9:5). Nói cách khác, Đức Chúa Jêsus vốn là bản thể Đức Chúa Trời Cha. Nếu Ađam là lời tiên tri về Đức Chúa Trời Cha, Đấng sẽ đến sau này, thì Êva, vợ của Ađam là lời tiên tri về Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng sẽ đến sau này.

“Ađam gọi vợ là Êva, vì là mẹ của cả loài người.” Sáng Thế Ký 3:20

“Êva” trong tiếng Hêbơrơ có nghĩa là “sự sống”. Lý do người nữ đầu tiên được dựng nên theo hình của Đức Chúa Trời được đặt tên là Êva, nghĩa là sự sống, là bởi mẹ, tức người nữ, đóng vai trò chính trong việc ban sự sống cho con cái. Lời Kinh Thánh biểu hiện Êva là sự sống và là “mẹ của cả loài người” cho chúng ta biết sự thật rằng sự sống đời đời cuối cùng được ban cho thông qua Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng được biểu tượng bởi Êva.

Mẹ Giêrusalem xuất hiện vào những ngày sau rốt

Trong Kinh Thánh cũng ghi chép về thời điểm Đức Chúa Trời Mẹ, Đấng ban sự sống đời đời xuất hiện. 2000 năm trước, Đức Chúa Jêsus đã nhiều lần phán với các môn đồ rằng “Ta sẽ làm cho sống lại nơi ngày sau rốt”, tức là Ngài sẽ ban sự sống vào những ngày sau rốt (Giăng 6:39-40, 44, 54). Mặc dù Đức Chúa Jêsus là Đấng Cứu Chúa, có thể ban sự sống ngay tại thời điểm ấy, nhưng lý do Ngài trì hoãn việc đó cho đến ngày sau rốt là gì? Bởi vì đã được tiên tri rằng Mẹ Giêrusalem, Đấng ban sự sống đời đời, sẽ xuất hiện vào những ngày sau rốt.

Sự quan phòng cứu chuộc thể này cũng được bày tỏ trong lời tiên tri về công việc sáng tạo trời đất. Công việc sáng tạo trời đất trong 6 ngày là lời tiên tri về công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Trời. Việc Êva được dựng nên vào ngày thứ sáu, ngày cuối cùng trong công việc sáng tạo trời đất chính là lời tiên tri về sự xuất hiện của Đức Chúa Trời Mẹ – Đấng được biểu tượng bởi Êva vào thời đại cuối cùng, là thời điểm kết thúc công cuộc cứu chuộc. Vì sự sống đời đời mà Đức Chúa Trời hứa với các thánh đồ rốt cuộc được ban cho thông qua Đức Chúa Trời Mẹ, nên Đức Chúa Jêsus đã nhấn mạnh rằng Ngài sẽ ban sự sống nơi ngày sau rốt, là thời điểm Đức Chúa Trời Mẹ xuất hiện.

Chúng ta hãy dò xem lời tiên tri trực tiếp về Đức Chúa Trời Mẹ sẽ xuất hiện vào thời đại sau rốt.

“Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn… Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!…” Khải Huyền 19:7-9

Được chép rằng lễ cưới Chiên Con đã tới và vợ Ngài đã sửa soạn. Vào thời Sơ Lâm, chỉ có Đức Chúa Jêsus là Chiên Con xuất hiện, nên lời này không phải lời tiên tri về lúc Sơ Lâm mà là lúc Tái Lâm của Đức Chúa Jêsus. Vợ Chiên Con xuất hiện vào lúc Đức Chúa Jêsus tái lâm, tức là vào thời đại sau rốt. Sứ đồ Giăng cũng đã ghi chép Vợ của Chiên Con là ai.

“Một vị trong bảy thiên sứ đã cầm bảy bát đựng đầy bảy tai nạn cuối cùng, đến gần tôi, bảo rằng: Hãy đến, ta sẽ chỉ cho ngươi thấy người vợ mới cưới là vợ Chiên Con… và chỉ cho tôi thấy thành thánh, là Giêrusalem, từ trên trời, ở nơi Đức Chúa Trời mà xuống.” Khải Huyền 21:9-10

Thiên sứ nói rằng sẽ cho thấy người vợ mới cưới là Vợ Chiên Con, rồi đã cho thấy “thành thánh Giêrusalem từ trên trời xuống”. Vì vậy, Vợ Mới chính là Vợ Chiên Con được biểu tượng bởi Giêrusalem trên trời. Sứ đồ Phaolô làm sáng tỏ rằng Giêrusalem trên trời là “Mẹ chúng ta” và gọi các thánh đồ được cứu rỗi là “con của lời hứa”, “con cái của người nữ tự chủ” (Galati 4:26-31). Được làm chứng rõ ràng rằng các thánh đồ được nhận lời hứa sự sống đời đời và sự cứu rỗi từ Đức Chúa Trời, có Đức Chúa Trời Mẹ Giêrusalem trên trời, là Đấng tự do.

Các đấng tiên tri Cựu Ước đã tiên tri rằng Giêrusalem sẽ là tổ ấm của sự yên ủi và bình an giống như người mẹ yên ủi con mình, và là nguồn của nước sự sống. Giêrusalem, Đấng mà các đấng tiên tri đã xem thấy qua sự mặc thị, không phải ai khác mà chính là Đức Chúa Trời Mẹ. Vào thời đại này, nơi chúng ta phải tìm kiếm để nhận lấy sự cứu rỗi không phải Giêrusalem dưới đất, mà là Đức Chúa Trời Mẹ – Giêrusalem trên trời.