“Vợ Chiên Con” trong sách Khải Huyền chương 19 và chương 22 nghĩa là Đức Chúa Trời Mẹ. Một số người cho rằng hội thánh được ví với vợ của Đấng Christ để chủ trương vô điều kiện rằng “Vợ Chiên Con” trong Khải Huyền cũng là hội thánh.
“Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Đấng Christ là đầu Hội thánh… Hỡi người làm chồng, hãy yêu vợ mình, như Đấng Christ đã yêu Hội thánh, phó chính mình vì Hội thánh.” Êphêsô 5:22-25
“Vì về anh em, tôi rất sốt sắng như sự sốt sắng của Đức Chúa Trời, bởi tôi đã gả anh em cho một chồng mà thôi, dâng anh em như người trinh nữ tinh sạch cho Đấng Christ.” II Côrinhtô 11:2
Tất nhiên trong những lời này, Vợ của Đấng Christ có nghĩa là hội thánh, nhưng điều đó không có nghĩa là Vợ Chiên Con trong Khải Huyền chương 19 và chương 22 cũng có nghĩa là hội thánh (thánh đồ). Vì trong Kinh Thánh, “Vợ Chiên Con” có hai ý nghĩa, nên phải xem xét mạch văn trước sau mới biết được ý nghĩa chính xác.
“Chiên Con” mang hai ý nghĩa
Trong Kinh Thánh, có nhiều trường hợp một từ mang hai ý nghĩa. Ví dụ tiêu biểu là từ “Chiên Con”.
“Khi ăn rồi, Đức Chúa Jêsus phán cùng Simôn Phierơ rằng: Hỡi Simôn, con Giôna, ngươi yêu ta hơn những kẻ nầy chăng? Phierơ thưa rằng: Lạy Chúa, phải, Chúa biết rằng tôi yêu Chúa. Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy chăn những chiên con ta.” Giăng 21:15
Ở đây, “chiên con” rõ ràng chỉ về “các thánh đồ”. Tuy nhiên, chiên con trong câu sau không có nghĩa là các thánh đồ.
“Qua ngày sau, Giăng thấy Đức Chúa Jêsus đến cùng mình, thì nói rằng: Kìa, Chiên con của Đức Chúa Trời, là Đấng cất tội lỗi thế gian đi.” Giăng 1:29
Ở đây, “Chiên con” nghĩa là “Đức Chúa Jêsus”. Tuy nhiên, vì chiên con trong câu khác có nghĩa là các thánh đồ, nên chúng ta có thể nói Chiên con trong câu này cũng là thánh đồ chứ không phải Đấng Christ được không? Không thể như vậy được. Dù chiên con trong những câu khác nghĩa là các thánh đồ, thì Chiên con trong Giăng 1:29 vẫn có nghĩa là Đấng Christ. Nói cách khác, dù biểu hiện bằng từ giống nhau là “Chiên con”, song tùy vào mạch văn mà ý nghĩa của mỗi từ lại khác nhau.
“Vợ Chiên Con” mang hai ý nghĩa
Biểu hiện “Vợ Chiên Con” cũng giống như vậy. Tuy Kinh Thánh biểu hiện đồng nhất là “Vợ Chiên Con”, nhưng tùy vào mạch văn mà ý nghĩa mỗi câu rõ ràng là khác nhau. Trong Êphêsô chương 5 và II Côrinhtô chương 11, Vợ của Đấng Christ có nghĩa là hội thánh (thánh đồ). Tuy nhiên, trong câu sau, Vợ Chiên Con (Đấng Christ) không có nghĩa là hội thánh (thánh đồ).
“Chúng ta hãy hớn hở vui mừng, tôn vinh Ngài; vì lễ cưới Chiên Con đã tới, và vợ Ngài đã sửa soạn… Thiên sứ phán cùng tôi rằng: Hãy chép: Phước thay cho những kẻ được mời đến dự tiệc cưới Chiên Con!…” Khải Huyền 19:7
“Thánh Linh và vợ mới cùng nói: Hãy đến! Kẻ nào nghe cũng hãy nói rằng: Hãy đến! Ai khát, khá đến. Kẻ nào muốn, khá nhận lấy nước sự sống cách nhưng không.” Khải Huyền 22:17
Nếu chúng ta kết hợp lời trong Khải Huyền chương 19 và chương 22 thì lời này có nghĩa là Chiên Con và Vợ Mới (Vợ Ngài) sẽ tổ chức tiệc cưới và ban phước lành nước sự sống cho những người được mời. Những người được mời ở đây chỉ về các thánh đồ nhận nước sự sống với tư cách là khách mời trong tiệc cưới. Vợ Chiên Con chỉ về Đấng Cứu Chúa ban nước sự sống. Nói cách khác, vợ Chiên Con không thể trở thành thánh đồ được. Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng vợ Chiên Con duy chỉ là Đức Chúa Trời Mẹ, và là Đấng Cứu Chúa (Khải Huyền 21:9, Galati 4:26).
Trong Kinh Thánh, có những trường hợp một từ không chỉ có một nghĩa duy nhất, mà có hai ý nghĩa trở lên. Tuy nhiên, nếu không xem xét mạch văn trước sau mà nghĩ rằng một từ chỉ có một ý nghĩa duy nhất thì sẽ giải sai nghĩa Kinh Thánh và kết quả là sẽ bóp méo ý muốn của Đức Chúa Trời.